ĐÁP ÁN
VUI HỌC TUẦN TRƯỚC
C1/ (Axit
Flo hiđric)
C2/ (Kali)
C3/ (Nhôm; ở nhóm 3)
C4/ (Hidro)
C5/ (Lavoadie)- Ông cũng là người đầu tiên chứng minh nguyên tố H có trong
thành phần của nước.
Câu6/ (Gemani - Ge) ; Ge ở ô số thứ tự
32, chu kì 4 , nhóm 4 trong bảng tuần hoàn.
*********************************************************************************
VUI HỌC
Bạn hãy ghé lại blog lớp 9/3 để cùng nhau trả lời câu hỏi vui nhé.
C1/
Nêu tên của hợp chất được dùng để khắc họa trên đồ vật bằng thủy tinh?
C2/ Kim loại thuộc phân nhóm chính
nhóm 1 khi cháy cho ngọn lửa màu tím. Đó là kim loại gì?
C3/ Kim loại có nhiều nhất trong đất
sét có tên là gì? Ở nhóm mấy trong bảng tuàn hoàn?
C4/ Nguyên tố phổ biến nhất ngoài trái
đất, đó là nguyên tố gì?
C5/ Người đặt nền móng phân tích
hóa học hữu cơ, nền tảng nhiệt động học …
Câu6/ Nguyên tố mang tên một nước
trên thế giới là gì?
Tuần sau sẽ có đáp án đó, bạn suy nghĩ đi nhé.
Cám ơn bạn đã ghé lại blog của lớp mình./.
***********************************
MƯA LỬA
Rót
100ml dd NH3 vào 1 bình miệng rộng rồi đun nhẹ, sau đó đổ từ từ vào
bình bột Cr2O3 đã được đun nóng trên 1 miếng kim loại.
Những đóm lửa sáng như sao lả tả rơi xuống giống như trận mưa lửa.
Nếu
ta đổ vào dd NH3 một ít rượu etylic, phản ứng sẽ xảy ra mạnh hơn .
Giải thích: Ở đây không phải Cr2O3
tác dụng với NH3 mà là quá trình oxi hóa NH3 bởi oxi của
không khí có Cr2O3 làm chất xúc tác.
4 NH3 + 3 O2 à
2 N2 + 6 H2O
Phản
ứng xảy ra trên bề mặt của các hạt Cr2O3 và tỏa ra rất
nhiều nhiệt làm các hạt này nóng sáng lên./.
TRẢ LỜI CÂU HỎI KÌ TRƯỚC
1.
Clohidric kể đầu 2. Sunfuaric khi mà nguội đặc
Nó
làm quì tím chuyển màu đó anh Sắt cho vào cũng mặc trơ ra
Bạc
nitrat kết tủa nhanh Lúc
đặc nóng tạo sắt ba (III)
Trắng phau,bột trắng,
hiền lành thế thôi Còn khi pha loãng lại là sắt hai (II).
ĐỐ VUI
ĐỐ BẠN LÀ AXIT GÌ ?
1. Axit gì nhận biết. 2. Axit gì cùng sắt
Bằng quì tím đổi màu Tạo muối sắt hai, ba
Thêm vào bạc nitrat Tùy điều kiện dung dịch
Tạo kết tủa trắng phau Còn làm sắt trơ ra
(TUẦN SAU SẼ CÓ ĐÁP ÁN BẠN SUY NGHĨ ĐI NHÉ)
1/KHÔNG CÓ LỬA MÀ LẠI CÓ KHÓI
Lấy 2 đũa thủy tinh ở đàu có quấn một ít bông. Nhúng một đũa vào dd HNO3 (hoặc HCl) đậm đặc và nhúng đũa thứ 2 vào dd NH3 25%. Đưa 2 đầu đũa thủy tinh lại gần nhau . Khói trắng sẽ xuất hiện ở 2 đầu đũa do sự tạo thành Amoni Nitrat (Amoni clorua). NH3 + HNO3 à
2/ LỬA VÀ KHÓI
Đặt 4 miếng bông lên miếng kính, các miếng bông đã tẩm các dung dịch sau: miếng thứ nhất tẩm cồn, miếng thứ 2 tẩm dd NH3 đđ, miếng thứ 3 tẩm benzen, miếng thứ 4 tẩm dd HCl (pha 1 thể tích dd HCl đđ với một thể tích nước). Để 4 miếng kính đó cách xa nhau khoảng 25-30 cm, miếng kính đặt bông tẩm dd NH3 và HCl phải đặt ở 2 đầu.
Sau đó giới thiệu bông tẩm cồn trước, rồi tới bông tẩm benzen, sau cùng gắp miếng bông tẩm dd HCl đặt lên miếng bông tẩm dd NH3.
Chú ý: - Có thể thay cồn bằng các hóa chất khác như: Axeton, đi etyl ete
- Nên tẩm ít benzen vì benzen cháy rất nhiều khói rất rõ và lâu
- DD HCl nên pha tỉ lệ 1:1 như trên để không có khí HCl bay ra quá nhiều , người xem dễ nhận thấy có khói trước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét