ÔN TẬP ĐỂ CHUẨN BỊ KT NGHE
C 1/ Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo ra khí CO2 ?
A. BaCl2 và H2SO4. C. K2CO3 và CaCl2
B. KHCO3 và
HCl. D. CH4 và Cl2.
2/ Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Brôm?
1.
CH3 – CH2 – CH2 – CH3. 2. CH2 = CH – CH3.
3.
CH2 = CH2
4. CH3 – CH = CH – CH3. A. 1,2,3. B. 2,3,4. C. 1,3,4. D.
1,2,4.
C 3/ Thể tích CO2 tạo
thành khi đốt 3,6 lít C2H6 đktc là:A. 2,24 lit B. 1,12 lít C. 7,2 lít D. 0,72 lít.
C 4/ Biết 0,56 lít hiđrocacbon X
ĐKTC có thể làm mất màu tối đa
với 125 ml dung dịch Brom 0,2 M Vậy X là:
A. C6H6. B. C2H4 C. C2H2 D. CH4
C 5/ Đốt
4,2 gam một hợp chất hữu cơ A ,thu được 6,72 lít khí CO2 đktc và 5,4
gam H2O. Công thức phân tử của A là:
A.
C6H6 B. C2H2 C. C2H4. D. CH4.
Bài 1/ Cho 11,2 lit hỗn hợp (ĐKTC) gồm CH4 và C2H2 qua 200 ml dung dịch Brôm 1,5M (vừa đủ). Tính:
a) Thành phần phần trăm về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp?
b) Khối lượng sản phẩm tạo thành sau phản ứng?
c) Nếu đốt cháy hoàn toàn thể tích hỗn hợp trên thu được bao nhiêu lít CO2 ở ĐKTC ?
Bài 2/ Hoàn thành các PTHH sau:
a
C6H6 +
H2

SiO2 +
NaOH
CH2 = CH2 +
H2

C6H6 +
Br2
**************
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI NÀY
NGHE CÁC BẠN
1/Biết 0,02 mol hiđrocacbon X có thể tác dụng tối đa với 200ml
dung dịch Brom 0,2M. Vậy X là
A. CH4 B. C2H2 C. C2H4 D. C6H6.
2/ Để thu được Mêtan tinh khiết ra khỏi hỗn hợp có lẫn Etylen
và Lưu huỳnh đi oxit ta có thể dùng dung dịch:
A. NaOH B. Ca(OH)2 C. Br2 D. H2SO4.
3/ Thể tích oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn1,2 lít Axetylen ở đktc là:
A.
11,2 lít B. 22,4
lit C. 3 lit D. 0,33 lit
4/Phản ứng đặc trưng của Êtilen
và Axetilen là:
A. Phản ứng trung hòa
C. Phản ứng cộng
B. Phản ứng phân hủy
D. Phản ứng thế.
5/ Có một hỗn hợp gồm H2 và
C2H4 dùng dung
dịch nào sau đây để thu được khí H2 tinh khiết ?
A. Dung dịch nước vôi trong dư C.
Dung dịch Natrihiđrôxit dư
B. Dung dịch brôm dư D. Dung dịch CanxiClorua dư
6/ Chất
nào sau đây làm mất màu dung dịch Brôm ?
A. CH3 – CH2 –
CH3
C. CH3 – CH3
B. CH ≡ C – CH3
D. CH3 – CH2 – CH2
– CH3.
7/ Đốt cháy hoàn toàn 13,44 lit khí C2H4 (ở đktc)
thu được bao nhiêu lít CO2 là:
A.
53,76 lit
B. 89,6 lit C. 26,88
lit D. 268,8 lit
8/Biết 0,01 mol hiđrocacbon Z có thể tác dụng tối đa với 200ml
dung dịch Brom
0,05M.Vậy Y là
A. CH4 B. C2H2 C. C2H4 D.
C6H6.
9/ Có một hỗn hợp gồm H2 và
C2H4 dùng dung
dịch nào sau đây để thu được khí H2 tinh khiết ?
A. Dung dịch nước vôi trong dư C.
Dung dịch Natrihiđrôxit dư
B. Dung dịch brôm dư D. Dung dịch CanxiClorua dư
10/
Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu
cơ:
A. CH4O; CH3COOH; NaOC2H5; K2CO3. C. CH4; C6H6;
CH3Br; CO
B. C2H5Br; CH3NO2;
CH3CHO; C4H9OH. D. NaOC2H5;
HNO2; CO2; C2H4.
Bài1/ Viết các
PTHH thực hiện dãy chuyển hóa sau: a) CaC2àC2H2 à
C2H4 à C2H4Br2
↓
PE
b) CaC2 à C2H2 à C2H4 à C2H6
à C2H5Cl
c ) CH4 à C2H2 à C2H6 à CO2 à KHCO3
Bài 2/
Trình bày PPHH hãy nhận biết các khí sau: a)
CO2; CH4 ; C2H4;
b) CO2; CH4
; C2H2; N2.
******************************
Sơ đồ tư duy này dễ học và dễ nhớ ND bài NHIÊN LIỆU lắm nè
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI NÀY NGHE CÁC BẠN
***********************************88
ĐÁP ÁN: TRẢ LỜI CÂU HỎI MÔN VẬT LÍ
ĐÔNG PHƯƠNG
1a.Để
vận tải điện năng đi xa, người ta dùng máy biến thế để giảm công xuất hao phí.b. Vì công suất tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế nên
khi hiệu điện thế tăng 100 lần thì công suất hao phí giảm 10.000 lần
c. Hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn thứ cấp là :
U1/U2=n1/n2=)U2=U1.n2/n1 = 220.120/4.400=62.Trong cả 2 trường hợp đèn sáng như nhau vì hiệu điện thế hiệu
dụng tương đương với hiệu điện thế của dòng điện 1 chiều cùng giá trị.
*****************************
ĐÁP ÁN : TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÍ
Trần Thị Giao Linh
1.D 2.B 3.B 4.C
5.A 6.D 7.C 8.A
9.B 10.D 11.D 12.A
13.C 14.C 15.A 16.B
17.A 18.B 19.B 20.D
*****************************************
TRAO ĐỔI HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ
ĐÁP ÁN: MÔN LỊCH SỬ CỦA HUỲNH KIM TRUNG
Câu1/ Vì các mặt hàng này được sử dụng nhiều.
Câu2/ Vì khi nghe tin chính phủ Nhật đầu hàng, UB khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.
Câu3/ Khó khăn chồng chất, khó khăn về quân sự ở phía Bắc có 20 vạn quân Tưởng và tay sai ở phía Nam. Quân Anh dọn đường cho Pháp xâm lược trở lại, về kinh tế, hạn hán, lũ lụt, nạn đói chưa khắc phục được
Câu4/ Tuần lễ vàng là tuần lễ mọi người trong cả nước đóng góp tiền của và vàng bạc để giải quyết những khó khăn về tài chính.
Câu5/ Vì Nhật muốn biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh, cùng nhau bóc lột nhân dân Đông Dương.
*************************************
Học bài Etylen qua sơ đồ tư duy này nghe các bạn
Học bài Mêtan qua sơ đồ tư duy này dễ thuộc và dễ nhớ lắm
Ảnh: Phản ứng đặc trưng của Mêtan
********************************
ĐÁP ÁN PHẦN CÙNG NHAU GIẢI TOÁN CỦA HUỲNH TẤN DUY
Đáp số:
Dạng 1: Số cần tìm là 37
Dạng 2: Vận tốc của ca nô là 14km/h
vận tốc của dòng nước là 2km/h
Dạng 3:Đội 1: 8 ngày
Đội 2: 24 ngày
Dạng 6: Vòi 1: 12h
Vòi 2: 6/7 h
Các dạng còn lại đã
giải tại lớp nên mình không nhắc lại đáp án nữa.
SƠ ĐỒ TƯ DUY PHẦN HIĐRÔCACBON - NHIÊN LIỆU
Bạn dùng sơ đồ tư duy này để học bài rất nhanh thuộc và dễ nhớ lám đó
***************************************************
Bạn học bài CẤU TẠO PHÂN TỬ HCHC bằng sơ đồ tư duy này nhé! Dễ nhớ bài lắm đó.Nguyễn Tấn Anh Khoa
CÙNG NHAU GIẢI TOÁN CÁC
BẠN NHÉ!
Còn 1 tuần nữa là chúng ta nghỉ tết:cũng trong
tuần đó chúng ta sẽ kiểm tra 1 tiết môn toán(đại) với nội dung chính là giải
bài toán bằng cách lập hệ phương trình. Để giúp các bạn ôn tập tốt hơn dạng
toán này mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm sau:
Toán dạng này khá khó nhưng sẽ rất dễ nếu bạn
nắm được dạng và cách giải của nó của nó.Giải bài toán bằng cách lập hệ phương
trình có 7 dạng:
1.Dạng
1:Tìm số tự nhiên,tìm tuổi
Bài toán đặc trưng: ìm 1 số có 2 chữ số biết
tổng 2 chữ số bằng 10 và khi đổi thứ tự 2 chữ số cho nhau ta được 1 số lớn hơn
số cũ là 36 đơn vị.
2.Dạng
2:Toán chuyển động gồm:-
Cùng chiều
-
Ngược chiều
-
Ca nô
Bài toán đặc trưng:bài 30 sgk/22;bài 43sgk/27
Ca nô:1 ca nô xuôi dòng 8 km rồi ngược dòng 6
km mất 1h.Nếu ca nô xuôi dòng 4 km rồi ngược dòng 9 km thì cũng mất 1 h.Hỏi vận
tốc của ca nô và của dòng nước là bao nhiêu?
3.Dạng 3:Toán công việc:2 đội công nhân nếu làm chung 1
công việc thì mất 6 ngày.Nếu đội 1 làm 3 ngày và đội 2 làm 7 ngày thì hoàn
thành được 2/3 công việc.Hỏi nếu làm riêng thì mỗi đội mất bao nhiêu thời gian
để làm xong công việc.
4.Dạng 4:Toán về kinh tế;thống kê(dạng này mình không
đề cập vì rất hiếm gặp)
5.Dạng 5:Toán hình học:bài 31sgk/23
6.Dạng 6:Toán vòi nước:bài 32sgk/23
7.Dạng7:Toán khác:toán cổ,toán hóa học,toán lý.
Trong các dạng trên toán về kinh tế; thống
kê,toán về hình học ;toán khác rất ít khi ra nên mình không đề cập nhiều,còn
toán vòi nước nếu ra sẽ có dạng như bài 32sgk/23.
Thứ 2 mình sẽ đăng đáp số.Các bạn giải tích
cực vào nghen !
HUỲNH TẤN DUY
TRAO ĐỔI HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ 9.
Chúng ta
cùng nhau trả lời những câu hỏi này nghe các bạn
1/ Vì sao Pháp đánh thuế nặng vào
các mặt hang như: Mía , rượu, thuốc phiện?
2/ Vì sao tổng khởi nghĩa được ban
bố năm 1945?
3/ Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ
Cộng Hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”?
4/ Thế nào là tuần lễ vàng?
5/ Vì sao thực dân Pháp và phát xít
Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông dương?
Đáp án sẽ có trong tuần sau đó- Các bạn trả lời trước thử nghe
Huỳnh Kim Trung
****************************
CHÚNG MÌNH CÙNG NHAU TRAO ĐỔI 1 TÍ
VỀ MÔN VẬT LÍ NHÉ!
Bài 1/ Một bóng đèn có ghi 6V – 6 W. Lần lượt
mắc vào mạch điện 1 chiều rồi vào mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế
6V. Trường hợp nào đèn sáng hơn? Tại sao?
Bài
2/ Máy biến thế:
a)
Vì sao
để vận tải điện năng đi xa người ta phải dùng máy biến thế?
b)
Trên
cùng một đường dây tải điện, nếu dùng máy biến thế để tăng hiệu điện thế ở 2 đầu
dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên đường dây sẽ giảm
đi bao nhiêu lần?
c) Cuộn sơ
cấp của 1 máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 120 vòng. Đặt vào 2 đầu cuộn
sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220
V. Tìm hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn thứ cấp?
Đông Phương
Trắc nghiệm vật lý!
Câu 1: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều liên tục
khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. Đang tăng mà chuyển
sang giảm.
B. Đang giảm mà chuyển
sang tăng.
C. Tăng đều đặn rồi
giảm đều đặn.
D. Luân phiên tăng
giảm.
Câu 2: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi
A. Cho nam châm nằm yên trong lòng cuộn
dây.
B.
Cho nam châm quay trước cuộn dây.
C.
Cho nam châm đứng yên
trước cuộn dây.
D.
Đặt cuộn dây trong từ
trường của một nam châm.
Câu 3: Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm
thì trong cuộn dây
A. Xuất hiện dòng điện
một chiều.
B. Xuất hiện dòng điện
xoay chiều.
C. Xuất hiện dòng điện
không đổi.
D. Không xuất hiện
dòng điện.
Câu 4: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số
đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. lớn. B. không thay
đổi.
C. biến
thiên.
D. nhỏ.
Câu 5: Dòng điện xoay chiều được tạo ra từ
A. Đinamô xe
đạp.
B. Acquy.
C. Pin. D. Một nam châm.
Câu 6: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường
sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn
dây
A. Tăng dần theo thời
gian.
B. Giảm dần theo thời gian.
C. Tăng hoặc giảm đều đặn theo thời
gian.
D. Đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại.
Câu 7: Dòng điện xoay chiều là dòng điện
A. Đổi chiều không
theo qui luật
B. Lúc thì có chiều
này lúc thì có chiều ngược lại.
C. Luân phiên đổi
chiều với chu kỳ không đổi.
D. Có chiều không đổi
theo thời gian.
Câu 8: Dòng điện xoay chiều khác dòng điện một chiều ở điểm
A. Dòng điện xoay
chiều chỉ đổi chiều một
lần.
C. Cường độ dòng điện
xoay chiều luôn tăng.
D. Hiệu điện thế của
dòng điện xoay chiều luôn tăng.
Câu 9: Cách nào sau đây không tạo ra dòng điện xoay
chiều
A. Cho nam châm quay
trước cuộn dây dẫn kín.
B. Cho cuộn dây nằm
yên trong từ trường của một cuộn dây khác có dòng điện một chiều chạy qua.
C. Cho cuộn dây nằm
yên trong từ trường của một cuộn dây khác có dòng điện xoay chiều chạy qua.
D. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong
từ trường.
Câu 10: Điều nào sau đây không đúng khi nói về dòng
điện xoay chiều
A. Việc sản xuất ít
tốn
kém.
B. Sử dụng tiện lợi.
C. Khó truyền tải đi
xa.
D. Có thể điều chỉnh thành dòng điện một chiều.
Câu 11: Thiết bị nào sau đây hoạt động bằng dòng điện xoay chiều?
A. Đèn pin đang
sáng.
B. Nam châm
điện.
C. Bình điện
phân.
D. Quạt trần trong nhà đang quay.
Câu 12: Cho cuộn dây dẫn kín nằm trong từ trường của
một cuộn dây khác có dòng điện xoay chiều chạy qua thì trong cuộn dây
A. Không có hiện tượng
gì xảy ra.
B. Xuất hiện dòng điện
không đổi.
C. Xuất hiện dòng điện
xoay chiều.
D. Xuất hiện dòng điện
một chiều.
Câu 13: Người ta không dùng dòng điện xoay chiều để chế tạo nam châm
vĩnh cửu vì lõi thép đặt trong ống dây
A. Không bị nhiễm từ.
B. Bị nhiễm từ rất yếu.
C. Không có hai từ cực ổn định.
D. Bị nóng lên.
Câu 14: Máy phát điện xoay chiều có các bộ phận chính
là
A. Nam châm vĩnh cửu
và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm.
B. Nam châm vĩnh cửu
và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.
C. Cuộn dây dẫn và nam
châm.
D. Cuộn dây dẫn và lõi
sắt.
Câu 15: Đối với máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay thì:
A. Stato là nam châm.
B. Stato là cuộn dây
dẫn.
C. Stato
là thanh quét.
D. Stato là 2 vành khuyên.
Câu 16: Đối với máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay thì:
A. Rôto là nam châm.
B. Rôto là cuộn dây dẫn.
C. Rôto là bộ góp điện.
D. Rôto là võ sắt bao bọc bên ngoài.
Câu 17: Trong hai bộ phận chính
của máy phát điện xoay chiều, người ta qui ước:
A. Bộ phận đứng yên gọi stato, bộ phận quay được gọi là
rôto.
B. Bộ phận đứng yên gọi rôto, bộ phận quay được gọi là
stato
C. Cả
hai bộ phận được gọi là rôto.
D. Cả
hai bộ phận được gọi là stato.
Câu 18: Ở Việt Nam các máy phát điện trong lưới điện quốc gia có tần số
A.
25Hz.
B. 50Hz.
C. 75Hz.
D. 100Hz.
Câu 19: Bộ phận chính của bộ góp điện trong máy phát điện xoay chiều gồm
A. Hai bán khuyên và hai chổi quét.
B. Hai vành khuyên và hai chổi quét.
C. Chỉ có hai vành khuyên.
D. Một bán khuyên, một vành khuyên và hai chổi quét.
Câu 20: Nối hai cực của máy phát
điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn
dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì:
A. Từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.
B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn
tăng.
C. Từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.
D. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân
phiên tăng giảm
Trần Thị Giao Linh
Đây là sơ đồ tư duy môn sinh học bài 42 : Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật của nhóm học tập môn Sinh. Các bạn có thể tham khảo thêm.
NGUYỄN HUỲNH NGỌC THƯ
Nhằm nâng cao chất lượng học tập của bạn học sinh, lớp 9/3 đã thành lập các nhóm cộng tác cho công việc học tập ở 1 số bộ môn. Thành viên của nhóm bao gồm tập thể cán bộ lớp và cán sự bộ môn. Mục đích chính của nhóm là giúp các bạn học sinh 9/3 nói riêng và các bạn học sinh lớp 9 khác nói chung biết có được tinh thần tốt để học tập, tự khám phá tiềm năng tri thức, khả năng của mình. Đồng thời nhóm cũng giúp các bạn giải lao bằng những câu đố vui, câu hỏi mang tính thực tế, đuổi hình bắt chữ,.... Đáp án sẽ được gửi vào tuấn sau.
Trả lờiXóa- Để việc hoạt động ngày càng được tốt hơn, rất mong sự góp giúp đỡ của các bạn khi nhóm học tập của lớp 9/3 hoạt động.
Mình xin mở màng bằng một vài câu đố vui mà học:
Trả lờiXóa1. Giải thích câu ca dao:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
2. Tại sao đi chân không thì chân không mòn mà đi dép lại mòn?
3. Bạn hãy cho biết cây gì là thực vật mà lại không có lá? (lưu ý đây là một loài cây, các đáp án như cây trụ điện, cây côt cờ đều không đúng)
Trong thời gian nghỉ Tết,rất mong các bạn ghé vào Web trao đổi học tập.
Trả lờiXóa