HỌC TẬP

         DANH SÁCH CÁC NHÓM TRƯỞNG BỘ MÔN
TT
MÔN
NHÓM TRƯỞNG BỘ MÔN
1
TOÁN
Huỳnh Tấn Duy
2
Nguyễn Đình Trọng
3
HÓA
Nguyễn Tấn Anh Khoa
4
SINH
Nguyễn Huỳnh Ngọc Thư
5
SỬ-ĐỊA
Lê Tiến Tùng

   **********************************************************************                
     THỜI KHÓA BIỂU HỌC KỲ 2
LỚP 9/3  (Năm học: 2012-2013)
Tiết/Thứ
2
3
4
5
6
7
1
C.cờ
Văn
Địa
Văn
Toán

2
Hóa
Văn
Toán
(tc)
Văn
Toán
Hóa
3
Sinh
Văn

MT
Toán

4
Anh
CN
Sử

Sinh
Công dân
5
Toán
Toán
(tc)
Anh

Sử
SHL
*Thể dục: Học vào chiều thứ 6 hằng tuần: Tiết 2,3

 *********************************************************************
KẾT QUẢ THI
IOE – OLYMPIC TIẾNG ANH
1.  Nguyễn Tấn Anh Khoa
2.  Nguyễn Huỳnh Ngọc Thư
3.  Nguyễn Đình Trọng
4.  Huỳnh Tấn Duy

*********************************************************************************

KẾ HOẠCH THI OLYMPIC TIẾNG ANH CẤP TRƯỜNG
                                  (Năm học: 2012-2013)
I.                   MỤC ĐÍCH:
-      Tạo điều kiện để HS tự rèn luyện để nâng cao kiến thức
-      Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong học tập
-      Tạo điều kiện cho HS làm quen và sử dụng internet là một phương thức học tập
-      Tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để HS giao lưu học tập.

II. THỂ LỆ CUỘC THI:
            1. Điều kiện dự thi: - Học sinh phải vượt qua các vòng tự luyện (từ vòng 1 đến vòng 14) trước ngày 28/11/2011 và đăng ký dự thi theo một tài khoản có mã số ID đã được BTC cấp toàn quốc duyệt thành viên. Nhà trường lấy danh sách thi cấp trường sau ngày 28/11/2011.
- Danh sách học sinh thi, từng phòng thi, các đợt thi (nếu thi nhiều đợt)được Ban tổ chức thông báo cho học sinh trước ngày thi 02 ngày.
            2. Thời gian tổ chức:Kỳ thi cấp trường vòng 15 tổ chức thành nhiều đợt thi vào 2 ngày (8 – 9/12/2012)  theo khung giờ quy định như sau:
            • Buổi sáng:
+ Từ 7h30 đến 8h00: lớp 4, lớp 6.+ Từ 8h30 đến 9h00: lớp 5, lớp 7.
+ Từ 9h30 đến 10h00: lớp 3, lớp 9.+ Từ 10h30 đến 11h00: lớp 8.
• Buổi chiều:
+ Từ 13h30 đến 14h00: lớp 4, lớp 6.+ Từ 14h30 đến 15h00: lớp 5, lớp 7.
+ Từ 15h30 đến 16h00: lớp 3, lớp 9.+ Từ 16h30 đến 17h00 : lớp 8.
 Tuyệt đối không thi sai khung giờ quy định và ngày quy định.
** Thể thức thi và tổ chức cuộc thi mời các bạn xem cụ thể trên trang web của tổ Ngoại ngữ./.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT 2 ẨN
Phương trình bậc nhất hai ẩn không phải là quá khó, nhưng tương đối mới mẻ đối với chúng ta. Để làm tốt các bài toán giải phương trình bậc nhất 2 ẩn chúng ta cần ghi nhớ các kiến thức trọng tâm sau đây:
1. Khái niệm:là phương trình có dạng ax+by=c, trong đó a;b;c thuộc R; a và b không đồng thời bằng 0
2.Nghiệm của phương trình ax+by=c là một cặp số (xo; yo)  thỏa mãn 2 vế của phương trình
    * Chú ý: Mỗi nghiệm của phương trình ax+by=c là 1 điểm biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ Oxy => tập nghiệm của phương trình ax+by=c là 1 đường thẳng bậc nhất trên mặt phẳng tọa độ
3.CÁCH GIẢI:  Gồm có 3 bước:
   -Chuyển vế tìm y
   -Kết luận phương trình có vô số nghiệm với nghiệm tổng quát là (x thuộc R;y=…)
   -Biểu diễn tập nghiệm trên mặt phẳng tọa độ Oxy(vẽ đồ thị của đường thẳng y=…)
Ví dụ: Giải phương trình 2 ẩn  2x-y=1
Ta có:  2x-y=1
óy=2x-1
Vậy phương trình trên có vô số nghiệm với nghiệm tổng quát là :
                                                                                              (x thuộc R;y=2x-1)
Biểu diễn tập nghiệm: Chọn 2 điểm (0;-1) và (1/2;0)
                                                                                          Huỳnh Tấn Duy

----------------------------------------------------------------------------------------------------

PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT MÔN SINH

MÁCH NƯỚC HỌC ÔN
- Không nên học thuộc lòng cả bài, cả chương theo như sách giáo khoa. Việc học thuộc lòng từng bài có thể thực hiện được khá nhanh nhưng lại mau quên, không biết tóm tắt các ý của bài, không phân biệt được ý chính, ý phụ.
- Tránh đi vào chi tiết mà bỏ qua tổng thể:
Ví dụ: Chỉ biết học thuộc lòng các chi tiết của từng bài riêng rẽ mà không thấy được các chi tiết, các bài học và các chương có quan hệ với nhau ra sao.
- Trong quá trình ôn tập không nên quá chú trọng vào việc tìm những câu hỏi khó, lắt léo đánh đố mà bỏ qua các câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
- Chia các phần chính trong sách giáo khoa thành các chuyên đề. Học theo chuyên đề tốt hơn học theo các câu hỏi cụ thể. Các chuyên đề lớn lại được chia nhỏ thành các đơn vị kiến thức, sau đó sưu tầm các câu hỏi có liên quan đến chuyên đề mình đã học.
- Đối với mỗi đơn vị kiến thức, học bằng cách: nắm chắc khái niệm, cơ chế, ý nghĩa,
+Ví dụ: Khi học về đột biến gen chẳng hạn: Bạn cần nắm chắc những khái niệm ĐB gen, Các dạng ĐB gen, Vai trò, Nguyên nhân phát sinh ĐB gen. Từ đó bạn thiết lập cho mình 1 sơ đồ tư duy để dễ nhớ và nhớ lâu các kiến thức, nhớ được nhiều mà không cần phải nhớ một cách máy móc.
Sau đây mình giới thiệu cho bạn sơ đồ tư duy mà mình đã thiết lập để học bài ĐỘT BIẾN GEN, bài ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ nè… còn nhiều bài nữa cũng tương tự thế.





 - Không nên học dàn trải tất cả vấn đề trong một buổi ôn tập mà mỗi buổi ôn tập chỉ ôn một chuyên đề hoặc một vấn đề đã được định sẵn.
- Ôn tập có kiến thức vững vàng trước, sau đó mới tham gia trả lời các câu hỏi, không được vừa ôn kiến thức, chưa vững vàng đã trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
- Ôn tập theo thứ tự ưu tiên. Mặc dù đề thi sẽ ra bao quát gần như toàn bộ chương trình nhưng không thể không có trọng tâm. Nếu bám sát theo sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT thì bạn sẽ học đúng trọng tâm chương trình thôi.
- Liên hệ vận dụng kiến thức: Kiểu vận dụng kiến thức đơn giản là giải các bài tập. Trong quá trình làm bài tập cần nắm vững các bước giải và dữ kiện của bài toán để biện luận, loại trừ các phương án gây nhiễu. Tuy nhiên, tránh đi vào những bài tập quá phức tạp vì mức độ ưu tiên khi ra đề thì phần này chiếm tỉ lệ rất thấp. Mẹo nhỏ khi làm bài trắc nghiệm môn Sinh:
Ngoài kiến thức, muốn làm bài thi tốt cần phải có kinh nghiệm mẹo làm bài trắc nghiệm. Nói nhỏ với các bạn nè: Mẹo này như sau:
+ Đọc lướt qua một lần tất cả các câu hỏi.
+   Câu dễ, dạng câu quen thuộc hoặc câu nắm vững kiến thức chọn làm trước. Câu khó, chưa vững kiến thức hoặc dạng câu chưa gặp bao giờ thì làm sau.
+   Không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu nào đó, nếu câu chưa giải quyết được ngay thì chuyển sang câu khác, lần lượt làm đến hết, sau đó mới quay lại nếu còn thời gian. Đừng để tình trạng vướng vào câu khó mình không biết mà bỏ qua cơ hội giành điểm ở những câu khác có thể trả lời được tốt ở phía sau (vì các câu trong trắc nghiệm điểm như nhau, không kể dễ hay khó).
+   Nếu câu nào còn đang phân vân đáp án đúng thì ta loại bỏ các phương án sai trước, sau đó cân nhắc các phương án còn lại, như vậy việc lựa chọn sẽ nhanh hơn và xác suất trả lời đúng sẽ cao hơn.
+  Không nên thử vận may bằng đánh dấu một loại đáp án.
+  Tuyệt đối không bỏ một câu nào, kể cả câu không thể trả lời được cũng nên chọn một trong các phương án đã cho. Nếu may mắn thí sinh có thể trả lời đúng, còn nếu sai cũng không sao vì không bị trừ điểm mà.
+  Đối với bài tập nếu không làm được thì dựa vào đáp án đã cho coi như đã có kết quả thay bằng các dữ kiện để thử ra đáp án đúng.
                                           
NGUYỄN HUỲNH NGỌC THƯ



************************
BÍ QUYẾT TRỞ THÀNH HỌC SINH GIỎI
Là học sinh ai cũng muốn học giỏi. Đó là điều dĩ nhiên.Tuy nhiên không phải ai cũng làm được điều đó, một phần là do các bạn chưa thật sự nỗ lực, một phần là do phương pháp học của một số bạn quá thụ động, chưa đúng đắn, chưa tích cực. Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn một số phương pháp học tốt mà mình học hỏi được:
1- Vạch kế hoạch:
Khi ngồi vào bàn học điều đầu tiên bạn nên làm là:
+ Vạch ra kế hoạch sẽ làm gì trong buổi học bài đó (có nghĩa là sắp xếp việc gì làm trước,việc gì làm sau)
+Học tập và làm việc có hệ thống sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian đấy.
+Nếu bạn bỏ ra 10 phút để vạch kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được tới 30 phút khi thực hiện nó đấy.
2- Học bằng các phương pháp riêng cho từng môn học :
Mỗi môn học có một đặc điểm riêng và tất nhiên có cách học của riêng nó.
+Đối với môn văn đa phần các bạn đều ngại học vì số lượng kiến thức rất dài, hơn hẳn so với các môn khác.Tuy nhiên nếu trong giờ học bạn chú ý nghe giảng, hiểu sâu bài học thì học sẽ rất nhanh đấy.Hơn nữa các thầy cô dạy văn thường không hỏi hoàn toàn trong vở mà có những câu để kiểm tra khả năng hiểu bài của bạn.Vì vậy đừng bao giờ mất tập trung, ngủ gục hay làm việc riêng …trong giờ văn nhé!
+Đối với các môn xã hội như công dân, lịch sử, địa lí,… thì quan trọng nhất là việc học bài ở nhà, các môn này không quá đòi hỏi khả năng tư duy, vì vậy một học sinh trung bình đạt 9 phẩy môn công dân là chuyện rất bình thường đấy bạn ạ. Để đạt trên 9 phẩy thì bạn kết hợp thêm việc tìm hiểu, đọc sách báo, xem thông tin trên Internet, thời sự…Tóm lại điều quan trọng nhất khi học các môn xã hội thì bạn cần phải dành thời gian và quan trọng nhất là kĩ năng học thuộc bài và ghi nhớ kiến thức dưới dạng hình thành sơ đồ tư duy mà thầy cô đã hướng dẫn cho mình đó bạn ạ!
+Riêng với các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa hãy học ở mọi lúc mọi nơi. Mặc dù khối lượng kiến thức không nhiều như các môn xã hội nhưng phần lý thuyết này rất quan trọng, nó là tiền đề cơ bản để bạn làm bài tập.Vì vậy hay luôn thuộc làu làu và hiểu sâu các công thức, định nghĩa,định lý, tiên đề,..vv..Làm bài tập là kĩ năng được rèn dũa trong một thời gian dài, do đó hãy vận dụng lý thuyết để làm càng nhiều bài tập càng tốt. Điều này giúp các bạn nắm chắc kiến thức, nâng cao khả năng trình bày một bài toán, vân vân và vân vân.
3- Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ "cho nên”, “vì vậy" , "chủ yếu", "điều quan trọng",”tóm lại” mà thầy cô đã tóm tắt. Đó chính là kiến thức trọng tâm của bài mà bạn cần ghi nhớ

4- Học một cách chủ động chứ không thụ động:
Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.
Ở mục 2 tôi có nhắc đến kĩ năng học thuộc bài, vậy kĩ năng đó là gì? Đó là: Đọc bằng mắt, không phát âm; tập mở rộng tầm nhìn để khi mắt lướt qua, số lượng chữ đọc được sẽ nhiều hơn; tăng dần tốc độ đọc; đọc và tập nhớ lại tựa bài, những vấn đề chính yếu căn bản của bài; không học thuộc lòng từng chữ, từng câu mà nhớ ý là chính; cố gắng hiểu những gì đã học kể cả hỏi bạn bè, thầy cô; ghi nhớ các chi tiết gần nhau, bổ sung cho nhau, khắc ghi những gì quan trọng nhất kể cả gạch dưới hoặc tô màu dễ thấy; sau khi đọc xong, dùng trí nhớ hệ thống hóa lại toàn bộ bài học, những điểm căn bản, các chi tiết bổ sung cho những điều căn bản đó; trước khi ngủ, ôn lại một lần nữa vì trong giấc ngủ, tài liệu ôn tập dễ ghi vào bộ nhớ.
Sau khi học xong hãy tự đặt ra câu hỏi cho bài học. Đây là một kĩ năng rất hay vì nó giúp các bạn hệ thống hóa lại bài học, tìm ra các ý cơ bản chủ chốt của bài. Hãy thử đi sẽ rất hiệu quả đó!
5- Ghi chú cẩn thận:
Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại. Đừng bao giờ để rơi vào tình trạng “không biết mình viết gì”  đấy nhé!
6- Luôn học tại bàn:
Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình.
+Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.
+Hãy chọn cho mình một góc học tập yên tĩnh và ngồi học đúng tư thế.   
+Dậy sớm học bài cùng là một bí quyết hay mà các bạn học sinh giỏi rất hay áp dụng đấy. Lí do ư! Rất đơn giản vì buổi sáng rất yên tĩnh, học bài rất mau thuộc , nêu bạn mới tập thử thì những buổi đầu tiên bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi nhưng lâu dần sẽ quen bạn ạ!
7-Tận dụng Internet.
 Có những câu hỏi bạn không tự trả lời được. Lúc đó hãy cầu cứu bác “Gúc gồ”(trang tìm kiếm thông tin google ấy mà!).
Intenet là nơi lưu giữ một khối lượng kiến thức khổng lồ có thể giải đáp mọi câu hỏi, thắc mắc của các bạn đó.
   Ngoài ra các trang violympic.com.vn,ioe.com.vn là nơi học tập rất hiệu quả. Ngoài việc tổng hợp đầy đủ các dạng bài tập, các trang này còn có giao diện đẹp, tạo hứng thú cho học sinh. Lâu lâu thay đổi cách học một chút cũng là một điều thú vị đấy chứ!
   Trên đây là một só phương pháp học tốt mà mình muốn chia sẻ với các bạn.Chúc các bạn học giỏi!
                                                                               Huỳnh Tấn Duy


*******************************************
PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT MÔN HÓA HỌC

--------------------------------------------------------------------
  • PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT MÔN TIẾNG ANH

TG: NGUYỄN HUỲNH NGỌC THƯ  (Lớp 9/3)
----------------------------------------------------------------------
Rèn luyện Trí nhớ - Tài sản vô giá của chúng ta.
  Trí nhớ của mỗi người làm việc theo các kiểu riêng của nó. Có bạn chỉ cần nghe giảng bài là nằm chắc nội dung nhưng có bạn cứ phải đọc to nhiều lần mới nắm được vấn đề. Đặc biệt có bạn chỉ cần đọc một hai lần là có thể thuộc cả bài thơ dài… 

                        (Tiềm lực trí nhớ - Tài sản vô giá của con người)


Các nhà khoa học tâm lý chia trí nhớ thành 3 loại chính:
- Trí nhớ hình tượng: hương vị mặn ngọt, nóng lạnh, hình bóng…
- Trí nhớ cảm xúc: là một dạng đặc biệt, vì cùng chứng kiến một sự kiện nhưng mỗi người thường có cảm xúc không giống nhau.
Ba dạng trí nhớ tồn tại đồng thời, tuy nhiên tùy theo thời kỳ sinh học mà loại này chiếm ưu thế hơn hai loại kia. Dạng trí nhớ hình tượng và logic giữ vai trò quan trọng nhất ở tuổi học sinh. Bởi lẽ, tất cả những gì liên quan tới kiến thức toán, lý, hóa, văn… đều gắn bó với trí nhớ logic, với sự hổ trợ của trí nhớ hình tượng.
Có những học sinh thích lặng lẽ học bài một mình, đó là những bạn có trí nhớ hình tượng phát triển. Ngược lại có những bạn ít đọc sách, chủ yếu nghe giảng và thích học nhóm, trao đổi với bạn bè. Điều đó cho thấy chúng ta thường chỉ thích chọn và luyện cho mình một dạng trí nhớ mà bỏ phí những khả năng ghi nhớ khác.
Để tăng cường trí nhớ, đầu tiên chúng ta phải biết cách xoá bỏ những thông tin không có ý nghĩa, hoặc cố nhớ một cách máy móc những thứ mình không hiểu. Thật ra, với những "hiểu biết" không có tác dụng gì thì không cần nhớ và các "tri thức" nếu chưa hiểu rõ mà nhớ thì cũng chẳng có tác dụng gì.
Như vậy, để nâng cao trí nhớ, phải hiểu những nội dung tri thức học được, đây là điều hết sức quan trọng. (Đọc  thêm: Mẹo học để hiểu và nhớ bài).  
Có lẽ sẽ có người phản đối rằng: để đối phó với các kỳ thi không thể không dùng đến những cách nhớ này. Hẳn nhiên, việc giáo dục của các trường học hiện nay buộc học sinh thường phải dùng cách nhớ máy móc chỉ với mục đích thi cử, xong rồi quên. Rõ ràng, cách ghi nhớ máy móc không hề mang lại kết quả tốt.
Vì thế, để có bản lỉnh cao cường về trí nhớ, học đâu nhớ dấy, bạn hãy rèn luyện trí nhớ- tài sản vô giácủa bạn. Sau đây là những lưu ý để cho bạn áp dụng cả 3 loại trí nhớ: Hình tượng (nhìn), logic (nghe) và cảm xúc.
1) Ôn tập. Ôn tập là mẹ của trí nhớ, lập đi lập lại nhiều lần sẽ tạo thành mối liên hệ thần kinh bền vững trong não bộ, từ đó để lại dấu vết sâu đậm trong trí nhớ. Nhưng học thuộc mà không hiểu thì cũng sẽ bị quên. Vì vậy, ôn tập cần phải đủ hai phần: Hiểu sâu và nhớ kỹ.
2) Cần hiểu rõ mục đích ghi nhớ. Trong một thực nghiệm, người ta đưa cho học sinh hai loại tài liệu dài và khó như nhau, dặn: ngày mai sẽ kiểm tra tài liệu A và tài liệu B thì hai tuần nữa. Sau đó, cả tài liệu A và B đều kiểm tra sau hai tuần, kết quả cho thấy hiệu quả ghi nhớ của tài liệu B cao hơn rất nhiều tài liệu A. Rõ ràng, đề ra nhiệm vụ “cần phải nhớ lâu” có tác dụng rất lớn đối với trí nhớ. Vì thế, khi tạm thời ghi nhớ để đối phó với thầy cô hoặc để đi thi, quả nhiên ngay lúc ấy có thể nhớ nhưng rất chóng quên, chính là do không có mục đích ghi nhớ lâu dài.
3) Cần tích cực hoạt động thực tế. Luôn quan sát, nắm bắt thông tin, tổng hợp thành quy luật. Vì nó có tác dụng nâng cao hiệu quả ghi nhớ. Ví dụ: học lý-hóa cần tự tay làm thí nghiệm, học địa lý cần kẻ bảng, vẽ hình.
4) Cần hiểu rõ ý nghĩa nội dung ghi nhớ. Hiệu quả của hiểu và nhớ bài thường cao hơn ghi nhớ máy móc rất nhiều. Riêng đối với những tài liệu khô khan như niên đại, số liệu, thuật ngữ…, ta cố gắng tạo ra mối liên hệ hoặc ý nghĩa nhân tạo để giúp cho dễ ghi nhớ (liên tưởng).
5) Sắp xếp hợp lý. Cùng một số lượng tài liệu, nhất là khi tài liệu quá dài, nếu ta cứ học từ đầu đến cuối, sẽ lâu thuộc hơn so với cách học chia đoạn, rồi cuối cùng tổng hợp lại.
6) “Tính chất” ảnh hưởng đến tài liệu ghi nhớ. Sẽ rất dễ nhớ hơn với các tài liệu trực quan, hình tượng, giàu cảm xúc, có vần điệu… Vì thế, hãy sưu tầm hoặc tự soạn những định lý toán, những bài ngữ pháp, dưới các dạng ca dao, hò vè (chơi mà học) … dễ học, dễ thuộc lại nhớ lâu.
Hiểu và áp dụng những lưu ý cho cả ba loại trí nhớ trong việc học tập, tuân thủ những quy luật khoa học của trí nhớ, có như vậy bạn sẽ đạt được kết quả mỹ mãn. Không những thế,  trí nhớ là một tư duy khoa họccòn sẽ theo ta suốt cả cuộc đời hoạt động, nên dù bạn đã có hoặc chưa có “trí nhớ tốt”, xin bạn hãy tiếp tục rèn luyện, không bao giờ là muộn cả.
       Chúc các bạn vui – khỏe, thân!
                                                               Nguyễn Đình Trọng (Lớp 9/3)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


CĂN BẬC BA
I-Kiến thức cần nhớ
1.   Khái niệm
Căn bậc ba của một số a là số x sao cho x^3=a.
Nhận xét:Mỗi số a đều có duy nhất một căn bậc ba.
2.Tính chất
a)a<b   ó căn bậc ba của a<căn bậc ba của b
b)Căn bậc ba của ab=căn bậc ba của a*căn bậc ba của b
c)Với b khác 0,ta có căn bậc ba của a/b=căn bậc ba của a/căn bậc ba của b
II.Bài tập:Dạng bài tập phần này rất dễ ta dùng máy tính casio để tìm căn bậc ba của một số
1.    III.Nâng cao.
Vd:rút gọn biểu thức sau:3√(17√(5)+38)
 Để rút gọn biểu thức này ta phải đưa 17√(5) về dạng lập phương của một tổng,nhưng cách nhẩm là vô cùng khó vì hằng đẳng thức lập phương của một tổng phức tạp hơn nhiều so với bình phương của một tổng.Vì vậy mình xin giới thiệu một phương pháp đơn giản hơn để giải bài này là phương pháp “ô tròn ô vuông”.
Cách làm:ta viết hằng đẳng thức lập phương của một tổng với hai số là “ô tròn” và “ô vuông”
17√5+38 ta sẽ biết √5 chính là ô vuông nên ta điền √5 vào ô vuông, (√5)^3=5√5 mà đề cho ta 17√5 nên số hạng 3*ôvuông*ô tròn bình phương  là 12√5 mà ô vuông  là √5 nên 3*ô tròn bình phương là 12 suy ra ô tròn là 2. Vậy 17√(5)+38=(√5+2)^3.Từ đó suy ra 3√(17√(5)+38)= √5+2.
                                                           Huỳnh Tấn Duy (Lớp 9/3)





2 nhận xét: