Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

GIỚI THIỆU : “NGÀNH, NGHỀ CHĂN NUÔI”


BÀI DỰ THI
GIỚI THIỆU NGHỀ
“NGHỀ CHĂN NUÔI”
I.                  GIỚI THIỆU NGHỀ CHĂN NUÔI:
I.1. Giới thiệu chung về nghề chăn nuôi:
Chăn nuôi là nghề cổ truyền ở Việt Nam, gắn với nền văn minh lúa nước trong lịch trình tiến hoá của các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nó là một trong hai lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nền nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt).
 Hơn nữa, nước ta là một nước nông nghiệp, từ nền tảng nông nghiệp phát triển lên công nghiệp. Dù sau này ngành công nghiệp và dịch vụ có đem lại lợi nhuận rất cao so với nông nghiệp thì nông nghiệp vẫn là nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghiệp bền vững và ổn định.
          Có rất nhiều ngành nghề khác nhau trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên chúng ta có thể qui tựu thành 3 ngành chính, đó là: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và chế biến. Khi nền kinh tế còn bao cấp, thiếu lương thực thì ngành trồng trọt được coi là chủ yếu, còn các ngành khác như: Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản được coi là sản xuất phụ ở các hộ nông dân. Khi đất nước phát triển, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ngày càng cao.
I.2. Tác dụng của ngành chăn nuôi:
Không chỉ có vậy, chăn nuôi còn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của con người, sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. ví dụ như:
-Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho nhu cầu trong nước và  xuất khẩu.
-Cung cấp phân bón.
-Cung cấp sức kéo cho ngành trồng trọt, giao thông vận tải…
-Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ: lông, da, sừng, móng,… y học,   nghiên cứu khoa học,…
-Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu.
-Tận dụng phế phẩm cho các ngành công, nông nghiệp.
 Chính vì vậy mà chăn nuôi góp phần phát triển kinh tế, sử dụng hợp lí nguồn lao động trong gia đình. Hiện nay Nhà nước ta đã đặt ra rất nhiều nhiệm vụ cho ngành chăn nuôi như:
-Phát triển chăn nuôi toàn diện, phát triển chăn nuôi công nghiệp.
Ảnh: VAC tại nhà Ông Phan Văn Nam ở Bà Bầu Núi Thành – Quảng Nam
Ảnh: Nuôi gà công nghiệp tại nhà Ông Bùi Nha ở Tam Thái Huyện Phú Ninh - Quảng Nam.
-Đa dạng về loại vật nuôi, về quy mô chăn nuôi: Nhà nước, nông trại, hộ gia đình.
 Ảnh : Trại chăn nuôi dê tại hộ gia đình Ông Nguyễn B ở thôn Khánh Tân – Tam Dân- Huyện Phú Ninh- Quảng Nam
 Ảnh : Trại chăn nuôi lợn của Bà nguyễn Thị Ba ở Thăng Bình- Quảng Nam
-Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí (về cơ sở vật chất,năng lực cán bộ)  
-Tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
-Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất (giống, thức ăn, chăm sóc, thú) y)
Ảnh: Học sinh lớp 9/3 đi thực tế tìm hiểu về chăn nuôi tại TRUNG TÂM GIỐNG ĐÀ ĐIỂU  Thành phố Tam Kỳ Tỉnh Quảng Nam                                                        
-Đa dạng và bảo tồn nguồn gen quí hiếm như: Lợn rừng, gà tre, gà rừng…

 Ảnh : Nuôi gà tre (Gốc Quế Sơn) tại nhà Cô Phong

 Ảnh : Nuôi lợn rừng ở Hòa Liên - Hòa Vang - Thành phố  Đà Nẵng
I.3. Các lĩnh vực chăn nuôi chính:
I.3.1. Lợn:  Lợn là loài vật nuôi có khả năng lợi dụng tốt các phụ phẩm công     - nông nghiệp, khả năng sinh sản cao, quay vòng khá nhanh, cho phân bón nhiều và tốt.Vì thế chăn nuôi lợn đã trở thành nghề truyền thống và chủ yếu của nông dân Việt Nam,
I.3.2. Gia cầm: Gia cầm là loài vật nuôi có khả năng sinh sản nhanh nhất,vòng đời ngắn nhất,vốn đầu tư ít và quy mô chăn nuôi linh hoạt,vì vậy trong những năm gần đây gia cầm là đối tượng nuôi quan trọng trong các chương trình xóa đói giảm nghèo. Gia cầm được nuôi ở tất cả vùng sinh thái nông nghiệp. Xu hướng chăn nuôi các giống gà thả vườn và lông màu đang được quan tâm và phát triển với tốc độ cực nhanh.
I.3.3. Chăn nuôi trâu,bò: Trâu bò là các loài vật nuôi ăn cỏ,có thể lợi dụng tốt đồng cỏ và các phụ phẩm công - nông nghiệp để tạo thành thịt, sữa, sức kéo. Đàn bò phân bố ở nhiều vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Đàn trâu, bò phần lớn nuôi trong nông hộ(2-3 con/hộ) theo phương thức quảng canh,bán thâm canh.
I.3.4. Các đối tượng vật nuôi khác: Trong những năm gần đây,nhằm thực hiện cơ cấu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, ngành chăn nuôi đã được quan tâm và phát triênt đa dạng hơn. Ngoài các vật nuôi truyền thống thì dê, cừu, ngan, vịt, chim cút, bồ câu, tắc kè, đà điểu cũng được chú ý đầu tư phát triển. Đồng thơi với việc bảo tồn nguồn gen quí của các gia súc, gia cầm địa phương, việc nhập nội các gia súc, gia cầm phục vụ chăn nuôi thâm canh như: Bò sữa cao sản từ Úc, lợn có tỉ lệ nạc cao từ Mỹ, Nhật, bồ câu từ Pháp,…. đã tạo nên sự đa dạng trong sản phẩm chăn nuôi ở nước ta đang góp phần tích cực trong các chương trình xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu từ chăn nuôi.
II. CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN NGHỀ CHĂN NUÔI:
II.1. Nguồn gốc nghề chăn nuôi:
Trong thực tế lao động săn bắt lâu dài, để bổ sung nguồn thức ăn, con người đã có ý thức đem một số thú rừng về nhà để nuôi , dần dần phát hiện thấy một số động vật có thể thuần hóa thành gia súc, từ đó xuất hiện nghề chăn nuôi nguyên thủy.
Chó, Sơn dương được thuần hóa sớm nhất sau đó là ngựa, trâu bò, lừa ngựa cuối cùng là gà. Tuy nhiên thời gian thuần hóa các động vật hoang dã thành gia súc ở các nơi trên thế giới không giống nhau. Chẳng hạn việc thuần hóa chó, ở Châu Mỹ là vào khoảng 14000 năm đến 9000 năm trước đây, ở Iran vào khoảng 11000 năm trước, ở Đan Mạch là trên dưới 6800 năm , ở Trung Quốc cách ngày nay khoảng 6000 năm. Trung Quốc là 1 trong những khu vực thuần dưỡng gia súc sớm nhất. Trong di chỉ Hà Mẫu Độ cách ngày nay từ 7000 năm đến 6000 năm, đã tìm thấy hóa thạch của một số lớn gia súc. Khoảng 5000 đến 4000 năm trước đây Trung Quốc đã thuần hóa được gà rừng.
Sự xuất hiện của nghề chăn nuôi nguyên thủy khiến loài người có thể bằng sức lao động của mình tăng thêm nguồn động vật, thực vật đảm bảo đời sống, tăng trưởng nhân khẩu, bắt đầu cuộc sống ấm no và ổn định hơn.
II.2. Các phương thức chăn nuôi chủ yếu:
Hiện nay ở nước ta đang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi:
II.2.1. Chăn nuôi nhỏ lẻ:   (chủ yếu trong hộ nông dân)
Đây là phương thức chăn nuôi truyền thống có hầu hết các vùng nông thôn Việt Nam.
Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là đầu tư thấp,vật nuôi tự tìm kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp, đồng thời tự ấp và nuôi con. Do chăn thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo, vật nuôi dễ mắc bệnh dịch, tỷ lệ nuôi sống thấp và hiệu quả kinh tế không cao. Tuy vậy, phương thức này phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của hộ nông dân, vùng sâu, vùng xa. 
II.2.2. Chăn nuôi bán công nghiệp:  (quy mô vừa)
Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến. Mục đích chăn nuôi đã mang đậm tính hàng hoá. Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là vừa thả, vừa nhốt và sử dụng thức ăn công nghiệp, nên tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn  nuôi cao;  thời gian nuôi  rút ngắn,  vòng quay vốn nhanh hơn  so với chăn nuôi nhỏ lẻ  nông hộ. 

Hình thức chăn nuôi bán công nghiệp ở Đại Lộc (nuôi bò làm sức kéo);
                           Nuôi lợn ở hộ gia đình nhỏ
II.2.3. Chăn nuôi công nghiệp:  (quy mô lớn, tập trung)
Việc chăn nuôi công nghiệp sản xuất sản phẩm chăn nuôi chủ yếu là các trang trại tư nhân và các  doanh  nghiệp.
Nhìn chung, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp ở nước ta vẫn chưa phát triển như các nước trong khu vực và trên thế giới, mà còn trong tình trạng thấp kém cả về trình độ công nghệ và năng suất chăn nuôi.

           Ảnh:    Trại chăn nuôi bò sữa công nghiệp, lợn công nghiệp
II.3. Vai trò của nghề chăn nuôi:
Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Việt Nam là hệ thống sản xuất kết hợp mà rõ ràng nhất là sự kết hợp mật thiết giữa chăn nuôi và trồng trọt, trong đó trâu bò được sử dụng làm sức cày kéo trong trồng trọt, cũng như nuôi lợn và trồng lúa hỗ trợ lẫn nhau. Ở đồng bằng Sông Hồng, nông dân thường ví cảnh sung túc với “Lúa đầy bồ, lợn chật chuồng”, có nghĩa là nếu đầu lợn tăng sẽ có nhiều lúa gạo và ngược lại.
Có thể thấy rất lâu rồi, phân chuồng được coi là loại phân hữu cơ có giá trị lớn cho cây trồng. Mặc dù nuôi lợn thực sự là tốn rất nhiều thức ăn, nhưng trong hệ thống sản xuất nông hộ, sự mâu thuẫn này hình như không nghiêm trọng như ta nghĩ, có lẽ một phần vì người ta đã sử dụng hợp lý các nguồn thức ăn tại chỗ, như: Rong, bèo, cỏ, rau, củ… giá thành rất rẻ mạt.
Người ta có thể thấy những lợi thế rõ ràng của chăn nuôi quy mô nhỏ, như sự khép kín với trồng trọt, phù hợp với khả năng đầu tư và trình độ kỹ thuật của nông hộ nhỏ. Nó cũng cho phép sử dụng tốt hơn các giống địa phương có đặc điểm là năng suất thấp nhưng lại thích nghi tốt với điều kiện sinh thái, khả năng phòng chống bệnh tật cao.
Qua chăn nuôi, các sản phẩm có giá trị thấp (như ngũ cốc và phụ phẩm của nó) đã trở thành các sản phẩm protein động vật có giá trị cao.
Nghề này yêu cầu không cao về trình độ văn hoá, người lao động nông thôn dễ dàng lựa chọn cho mình để phù hợp với khả năng của bản thân, phù hợp với điều kiện gia đình...giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và con vật nuôi được thúc đẩy nhanh, mạnh, ổn định và bền vững.
Trong cơ chế thị trường hiện nay Chăn nuôi còn là nhu cầu để phục vụ du lịch như:
-         Cơ sở VAC nhà ông Phan Công Phước (ở xã Cẩm Kim-Hội An- Tỉnh Quảng Nam). Trong cơ sở vườn - ao - chuồng nhà Ông Phước còn nuôi nhiều trùn quế, gà, cá cảnh, trồng mận, ổi… Và trong tương lai gần đây Ông Phước sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng trang trại gắn với phục vụ du lịch sinh thái. Với sự siêng năng cần cù chịu khó, mô hình Vườn ao chuồng  đã được nhân rộng lên là VACR (Vườn –ao- chuồng- rộng) đến nay đã phát triển ở các tỉnh thành.







Ảnh: Cơ sở VAC ở nhà Ông Phan Công Phước Hội An Tỉnh QN
-Nhà Ông Lê Tấn Quang (ở xã Bình Phú- Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam) đã làm giàu lên từ chính quê hương mình, bằng cách nuôi Đà Điểu tại trang trại gia đình.
                                                             
          Làm nghề gì cũng vậy, tất cả đều cần sự yêu nghề, chăn nuôi cũng vậy. Để theo đuổi nghề chăn nuôi này, ngoài sự yêu nghề còn cần tới kiến thức, kinh nghiệm, và đặc biệt là khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật. Đây là những yếu tố cơ bản cần thiết  để theo nghề.    
Trong thời đại hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, chăn nuôi ngày càng phát triển, đòi hỏi người làm nghề chăn nuôi phải có kiến thức về đặc điểm của từng giống vật nuôi, cách vệ sinh chuồng trại, cách phòng ngừa dịch bệnh…
                     Ảnh: Vệ sinh chuồng trại
II.4. Con đường đi đến nghề chăn nuôi:
Để có được những kiến thức về ngành chăn nuôi đòi hỏi người chăn nuôi phải học hỏi rất nhiều.
Thế thì con đường nào đã dẫn đến nghề chăn nuôi, ta có thể kể đến như:
          +Cải thiện đời sống gia đình, đổi đời lên làm giàu.
          +Người nông dân muốn làm kinh tế thêm
          + Bảo vệ nguồn gen quí hiếm
          + Đa dạng hóa các loài sinh vật.
          + Là món ăn tinh thần giúp người dân giải trí .
          + Trong quá trình học tập từ những tiết thực hành mỗ cá, ếch, nhái …phần nào dẫn đến kích thích lòng say mê của học sinh, từ đó làm cho các em hướng tới tương lai sẽ chọn ngành y, hoặc chăn nuôi.
*Nếu là nghành y thì trong quá trình học tập thì  sinh viên được nghiên cứu mỗ xẻ trên vật thật trừ việc được thực tập trên cơ thể xác chết của người thì phải thực tập mỗ xẻ trên cơ thể động vật, nên từ đó cũng khơi dậy sự ham thích ngành chăn nuôi để có thể theo dõi hoặc nghiên cứu dễ dàng hơn.
*Bên cạnh đó vẫn có những học sinh sau khi học lớp 9 hoặc vì hoàn cảnh đột xuất nào đó không thể tiếp tục học tập nữa nhưng trong quá trình học tập có lòng yêu thích động vật nên chuyển sang học nghề và chọn nghề chăn nuôi. Từ đó thi vào các trường trung cấp nông nghiệp và chọn ngành chăn nuôi...

         Đó là một số ví dụ, ngoài ra còn nhiều con đường khác tùy theo hoàn cảnh của mỗi người .
III.CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỀ CHĂN NUÔI :
-         Trường  Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Quảng Nam
-        -Trung tâm khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam
-         -Trung tâm dạy nghề Tỉnh Quảng Nam
-        - Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề ở các huyện.
-         -Trường Nông nghiệp Điện Bàn.
    - Trường Đại học Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
    - Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội....







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét