1/ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
DUY NHẤT TRÊN ĐẢO LÝ SƠN
Ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) chỉ
duy nhất có một Bà mẹ Việt Nam
Anh hùng,
đó là mẹ Trần Thị Phẩm, người con dâu của tộc Phạm Văn. Dù tuổi cao
nhưng (năm 2010 mẹ 85 tuổi) mẹ vẫn tham gia tích cực các hoạt động xã hội của
địa phương và dòng họ, nhất là hoạt động khuyến học….
Mẹ TRẦN THỊ
PHẨM đứng bên trái mặc bộ đồ bà ba
2/ NHỮNG PHỤ NỮ THÀNH ĐẠT
TRONG SỰ NGHIỆP
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
Nguyên
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nhà chính trị nổi tiếng của Việt
Nam, người từng giữ vai trò Bộ trưởng bộ ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm
thời Cộng hoà miền nam Việt Nam, Trưởng phái đoàn Mặt trận dân tộc giải
phóng miền nam Việt Nam, tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại
Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là 1 trong những người đại diện các bên ký
hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút kí vào Hiệp định lịch sử
này.
ĐẶNG THỊ THÙY TRÂM
BS. Đặng
Thị Thùy Trâm sinh ngày 26/11/1942
trong một gia đình trí thức. Bố là bác sĩ ngoại khoa, mẹ là dược sĩ. Năm 1966 BS.Trâm tốt nghiệp trường ĐH Y Hà Nội, xung
phong vào công tác tại chiến trườngB.
Ngày 27/9/1968 BS.Trâm được kết nạp Đảng.
Trong điều kiện khó khăn, ác liệt của chiến tranh, Đặng Thuỳ Trâm đã mang hết sức lực, chuyên môn phục vụ bệnh nhân và cứu sống nhiều người.
Trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng bị địch phục kích, Đặng Thuỳ Trâm đã anh dũng hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề.
Trong điều kiện khó khăn, ác liệt của chiến tranh, Đặng Thuỳ Trâm đã mang hết sức lực, chuyên môn phục vụ bệnh nhân và cứu sống nhiều người.
Trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng bị địch phục kích, Đặng Thuỳ Trâm đã anh dũng hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề.
Người đã hy sinh trên chiến trường xưa đã
được một cựu chiến binh Mỹ lưu giữ. Sau 35 năm, những dòng nhật ký đầy xúc cảm
của người bác sĩ năm xưa đã về với những người thân của chị.
Anh hùng châu Á năm 2004 Phạm Thị Huệ.
Người bệnh nhân HIV với những hoạt động không biết mỏi mệt trong phòng chống
HIV, AIDS và giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ, chị vinh dự được tạp chí Time
của Mỹ bình chọn là Anh hùng châu Á vào tháng 10/2004
Anh hùng lao động Cù Thị Hậu, người từng giữ chức vụ Chủ tịch
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Người từng giữ vị trí Đại
sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên minh châu Âu và một số quốc gia
khác như: Bỉ, Hà Lan… Bà cũng từng là Phó chủ nhiệm uỷ ban đối ngoại Quốc hội Việt Nam
đồng thời cũng từng giữ một vị trí quan trọng trong Uỷ ban Trung ương hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam.
3/ NHỮNG PHỤ NỮ THÀNH ĐẠT TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG
Bà
Liên bắt đầu làm việc tại Vinamilk từ năm 1976 và đảm nhiệm vị trí Tổng giám
đốc từ năm 1992 đến nay. Dưới sự lãnh đạo của vị nữ thuyền trưởng này, Vinamilk
đã liên tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua; trở thành 1 bluechip hàng
đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đứng trong top những doanh nghiệp có
doanh thu, lợi nhuận và vốn hóa lớn nhất.
Bà Thái Hương, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á.
Bà
Thái Hương sinh ra và lớn lên tại huyện Đô Lương, Nghệ An. Cái khó cái nghèo
của quê hương dường như là một động lực thôi thúc bà phải làm được một điều gì
đó cho miền đất này. Dự án bò sữa quy mô lớn nhất Việt Nam tại huyện Nghĩa Đàn,
hiện được biết đến với tên gọi nhà máy sữa TH Milk, ra đời từ tâm nguyện ấy.
Bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch HĐQT Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)
Bà
Dung đã lãnh đạo PNJ liên tục từ năm 1998 đến nay, khi đó mới chỉ là Cửa hàng
Kinh doanh vàng bạc Phú Nhuận. Hiện tại bà Dung là cổ đông lớn nhất nắm giữ hơn
10% cổ phần của PNJ, tương ứng lượng cổ phiếu giá trị hơn 220 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai
(QCG)
Khởi
nghiệp từ kinh doanh gỗ, phân bón, bà Loan đã “tình cờ” bước vào lĩnh vực bất
động sản. Hiện tại, Quốc Cường Gia Lai đã trở thành một trong những doanh
nghiệp địa ốc lớn tại khu vực phía Nam.
4/ GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU CỦA NGÀNH
GIÁO DỤC
Hoàng Xuân Sính (1933-) là một nữ
giáo sư,
Tiến
sĩ khoa học toán học đầu tiên
của Việt Nam.
Bà đã được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, danh hiệu cao quý nhất để
tôn vinh các cá nhân hoạt động trong ngành giáo dục.
Phó Hiệu trưởng Trường Đại
học Khoa học- Đại học Thái Nguyên Lê Thị
Thanh Nhàn. Nữ
PGS toán học trẻ nhất Việt Nam Nữ tiến sĩ toán học Lê Thị Thanh Nhàn được
phong chức danh Phó giáo sư năm 2005, khi ấy chị là Phó giáo sư trẻ nhất. Chị cũng là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên
đạt danh hiệu này.
Phó Giáo sư Nguyễn Thị Thu Cúc (sinh: 1945) có bằng tiến sĩ sinh
học động vật. Trước đây bà làm việc tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông
nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ.
5/ PHỤ NỮ TIÊU BIỂU VIỆT NAM
·
Nữ vương đầu tiên trong lịch sử: Danh hiệu này dành cho 2 chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị
·
Nữ hoàng duy nhất và trẻ nhất trong lịch sử: Lý Chiêu Hoàng
·
Nữ chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên: Nguyễn
Thị Minh Khai
·
Nữ anh hùng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam: Nguyễn Thị Chiên
·
Nữ sĩ quan tình báo giỏi nhất: Danh hiệu trên được dành cho đại tá, Anh hùng lực
lượng vũ trang Đinh
Thị Vân
·
Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất: Chị Võ Thị Sáu
·
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đầu tiên: Bà Lê Thị Xuyến
·
Nữ tướng duy nhất của Việt Nam ở thế kỷ 20: Bà Nguyễn Thị Định
·
Người phụ nữ làm Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam lâu nhất: Bà Nguyễn Thị Thập
·
Người phụ nữ có nụ cười nổi tiếng nhất: Chị Võ Thị Thắng
·
Người nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên
của Việt Nam: Bà Nguyễn Thị Bình
·
Người mẹ có nhiều con hy sinh nhất: Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét